Đại dịch Covid-19 bùng phát cũng là lúc giáo viên phải học cách thay đổi để thích nghi với bối cảnh dịch bệnh. Trong những lớp học trực tuyến với khung thời gian hạn hẹp, giáo viên phải học cách tiếp cận và tận dụng công nghệ để chuẩn bị cho những bài giảng.
Họ cũng không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà phải trở thành người dẫn dắt, kiến tạo tri thức cho học sinh.
Rất nhiều vai trò mới mà người thầy cần phải thực hiện như hỗ trợ việc học tập của học sinh ở nhà; giúp đỡ học sinh về mặt tâm lý; phối hợp với phụ huynh trong các hoạt động học tập của trẻ hay thiết kế chương trình dạy học cá nhân hóa tới từng học sinh.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), đây cũng là thời điểm thích hợp để giáo viên nhìn nhận lại vai trò của mình trong thời đại 4.0.
“Công nghệ 4.0 đã làm cho tri thức vượt quá khả năng xử lý của con người. Tất cả những thông tin hiện tại sẽ rất nhanh lỗi thời, cũ kỹ. Vì thế, giáo viên giờ đây không thể trở thành trung tâm của tri thức hay giống như một chiếc “máy cái” truyền thụ kiến thức cho học sinh nữa. Họ buộc phải thay đổi để trở thành người nắm vai trò tổ chức, điều phối; đồng thời truyền dạy cho học sinh phương pháp học tập suốt đời và cách thức khai thác nguồn học liệu”.
Ông Nam cũng cho rằng, người học giờ đây phải là những người có tư duy sáng tạo thay vì tư duy tái tạo. Và, những sự sáng tạo ấy phải là của học sinh. Thầy cô chỉ có thể giúp học trò phát huy sự sáng tạo thông qua việc đặt câu hỏi thay vì “chế biến sẵn” nội dung kiến thức.
Nói một cách dễ hiểu, giáo viên phải trở thành những huấn luyện viên hay những người hỗ trợ, đồng thời cá nhân hóa tới từng học sinh. “Cũng giống như những vận động viên, mỗi người lại có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Vai trò của huấn luyện viên là phải đưa ra những hướng dẫn phù hợp cho năng lực của từng người, từ đó khắc phục điểm yếu, tối ưu hóa điểm mạnh”, ông Nam lấy ví dụ.
Người thầy thời 4.0 phải trở thành những huấn luyện viên cho học trò (Ảnh minh họa)
"Giáo viên chỉ nên nói trong 7 phút”
Để việc dạy học trực tuyến thành công, theo ông Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, người thầy buộc phải thay đổi mới có thể thu hút được học trò.
“Muốn dạy online hiệu quả thì việc đầu tiên là phải thiết kế lại chương trình, chứ không phải lấy chương trình trực tiếp và “gán” vào y hệt khi dạy qua Zoom. Giáo viên chỉ nên nói trong vòng 7 phút, sau đó phải dừng và chuyển trạng thái cho học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập, trò chơi…. Kết thúc hoạt động đó, giáo viên quay lại kiểm tra kiến thức xem học sinh đã hiểu bài chưa, rồi tiếp tục chuyển qua phần kiến thức mới, nhưng cũng chỉ được gói gọn trong khoảng 7 phút”.
Ông Dũng cũng cho rằng, dù học theo hình thức nào, bài giảng có hấp dẫn hay không vẫn phụ thuộc phần lớn vào người thầy. Đó là khả năng ăn nói, trình bày vấn đề. Do vậy cách đây 3 năm, khi còn làm hiệu trưởng, ông Dũng đã cho giảng viên học các khoá học nghệ thuật nói chuyện trên mạng, nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật làm phim. Theo ông Dũng, việc dạy học cũng giống như một bộ phim điện ảnh, như thế mới có thể thu hút được người học.
Còn PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, giáo viên có thể thu hút người học vào bài giảng giống như chuyện… chơi game. Các hoạt động dạy học nên được thiết kế ngắn gọn, tối đa hóa dưới dạng trò chơi, đặt ra các câu hỏi tạo sự quan tâm và tranh luận của học trò, sử dụng các ứng dụng đơn giản để tăng tương tác.
Thiết kế các hoạt động thực hành luyện tập cũng cần dựa trên các trò chơi, dự án, thảo luận nhóm, các phiếu bài tập trên nền tảng trực tuyến; sử dụng các công cụ lấy ý kiến trực để khảo sát bình chọn cho các ý tưởng.
Ngoài ra, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ thiết kế hẹn giờ để giúp học sinh nắm được lịch trình; sử dụng các công cụ quản lý lớp học trực tuyến để quản lý sự tập trung chú ý và tạo nên tính kỷ luật hơn cho học sinh.
Thúy Nga – Lê Huyền
Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục “bình thường” sau Covid.
" alt=""/>'Học online, giáo viên chỉ nên nói trong 7 phút'Q.C
Ở thôn Hồng Quân, xã Hán Đà, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) không ai lạ gì hoàn cảnh vợ chồng chị Liên. Suốt mấy năm nay, họ không chỉ sống chật vật mà còn liên tiếp gánh chịu nhiều bất hạnh.
Năm 2018, anh Đặng Văn Dưỡng bị điện giật trong lúc làm thợ xây, rơi từ độ cao 6 mét xuống đất dẫn đến chấn động não, mất sức lao động. Anh không thể tiếp tục đi làm, chỉ đành ở nhà trông các con.
Từ đó, mọi gánh nặng đều dồn lên vai chị Liên. Một mình chị vất vả nuôi chồng và 3 con nhỏ bằng đồng lương công nhân xi măng khoảng 4-6 triệu đồng/tháng, tằn tiện lắm mới đủ thu vén sinh hoạt của cả nhà.
Bất hạnh chưa dừng lại. Vào khoảng 12h trưa ngày 05/06/2023, trên đường cùng con gái lớn di chuyển từ thị trấn Yên Bình (tỉnh Yên Bái) về xã Hán Đà, xe của chị va chạm với một chiếc xe bán tải. Sau cú tông mạnh, xe bán tải bỏ chạy, để lại hai mẹ con thương nặng.
Hậu quả, chị Liên bị dập nát hết phần xương bắp chân trái, gãy tay trái, gãy xương đùi trái rồi nhiễm trùng cả chân trái. Con gái Đăng Diều Linh (SN 2011) bị gãy tay trái. Người dân địa phương ngay lập tức đưa hai mẹ con đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Bình.
Do vết thương quá nặng, chị được chuyển tuyến tới Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nhiễm trùng cả chân trái. Em Linh thương nhẹ hơn nên được ở lại bệnh viện huyện điều trị.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho chị Liên ngay trong ngày 5/6/2023. Sau đó, chị ở lại bệnh viện điều trị thêm 12 ngày rồi xin về nhà. “Tôi biết mình vẫn chưa ổn định nhưng vì lúc đó đã đi vay hơn 100 triệu đồng rồi. Giờ vay thêm làm sao nổi. Thôi xin xuất viện về uống thuốc xem sao",chị giãi bày.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, chân trái của chị có dấu hiệu bị hoại tử nặng. Ngày 27/6/2023, chị buộc phải quay trở lại Bệnh viện Việt Đức để điều trị tiếp. Toàn bộ số tiền chị Liên cầm theo người lúc đó chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng, đủ đi xe và đóng tạm ứng viện phí.
Bác sĩ cho biết, chị cần làm phẫu thuật, chi phí dự kiến khoảng 90 triệu đồng sau khi trừ các khoản được bảo hiểm hỗ trợ. Nghe con số, chị Liên thảng thốt. Chồng chị vẫn đang yếu, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm các con, cũng hết cách vay mượn. Họ hàng, làng xóm chẳng ai giàu có để tương trợ lần này.
“Tôi rất sợ nếu phải cắt chân, mình thành người tàn phế không thể tiếp tục đi làm. Như thế lấy ai kiếm tiền nuôi con nữa, mà có khi lại thành gánh nặng khổ chồng, khổ con. Đợt trước vay mượn còn chưa trả nổi, giờ làm sao xoay kịp",chị nghẹn ngào.
Số phận đẩy chị Liên vào bước đường cùng, còn có thể khiến các con chị rơi vào tình cảnh điêu đứng, tương lai mờ mịt. Chị cần lắm những tấm lòng hảo tâm thương xót, chung tay giúp chị vượt qua hoạn nạn.
Phòng CTXH Bệnh viện Việt Đức xác nhận: Bệnh nhân Tạ Thị Kim Liên (38 tuổi) bị tai nạn giao thông dẫn đến nhiễm trùng, khuyết phần mềm, lộ gân xương cẳng chân trái. Hiện bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng gia đình chưa có kinh phí. Hoàn cảnh khó khăn, cách đây 6 năm chồng bị điện giật mất sức lao động. Nhà có 3 con nhỏ và nuôi bố mẹ chồng tuổi già. Rất mong cộng đồng giúp đỡ để chị Liên có kinh phí phẫu thuật chân.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Tạ Thị Kim Liên, thôn Hồng Quân, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. SĐT: 0336442835. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.198 (chị Tạ Thị Kim Liên) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |